một phần  Thủ tục chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh.

Ký hiệu thủ tục: GDNN03
Lượt xem: 256
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
Cách thức thực hiện Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Lao động - TB&XH (Số 02 Amajhao, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) hoặc qua đường bưu điện.
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết - 10 ngày làm việc
Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện Quyết định chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh hoặc cho phép chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh.
Lệ phí


Không


Phí
Căn cứ pháp lý - Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13.

- Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Lao động - TB&XH (Số 02 Amajhao, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Lao động - TB&XH có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.

Trong thời gian 01 ngày làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ lên phòng chuyên môn để giải quyết.

Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ phòng Dạy nghề - Sở Lao động - TB&XH tiến hành thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi UBND tỉnh

Bước 3.1 Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng Dạy nghề tham mưu Lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH ban hành văn bản trả lời, nêu rõ lý do gửi đơn vị đăng ký (kết thúc thủ tục hành chính).

Bước 3.2 Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Dạy nghề tham mưu Lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH ban hành tờ trình (kèm theo hồ sơ) gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh (chuyển sang Bước 4).

Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ đề nghị chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thụctrên địa bàn tỉnh Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục.

(Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý)

Hồ sơ đề nghị chia tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh, gồm: a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách; b) Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp; c) Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

File mẫu:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương; b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ); quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. -. Quy mô đào tạo: + Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm; + Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm; - Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; đối với trường trung cấp là 20.000 m2; - Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: + Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng; + Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; -. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).